Hoàng Đức Minh và dự án trồng rừng vô cùng ý nghĩa

bởi Thuỷ Tiên

Tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam trong các năm qua TĂNG, nhưng chất lượng rừng GIẢM. Cùng với hậu quả nặng nề của trận lũ lịch sử vào hồi tháng 10/2020 đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề về người và của đối với đồng bào miền Trung, lại càng cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng của rừng. Đây không chỉ là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm mà còn là nỗi trăn trở của chàng trai mang sứ mệnh bảo vệ môi trường Hoàng Đức Minh.

Hoàng Đức Minh là chàng trai được mọi người biết đến với vai trò là Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Wake It Up, Giám đốc Bộ phận Donation – Momo và Mentor tại Thinkzone. Và là cái tên thường xuyên được nhắc đến trên các diễn đàn về môi trường ở Việt Nam. Anh đã sáng lập ra khá nhiều tổ chức về môi trường, trong đó nổi tiếng với tổ chức Hành động vì tương lai. Và dự án trồng rừng lần này là dự án anh tâm huyết thực hiện.

Lý do nào khiến anh muốn thực hiện dự án trồng rừng?

Trồng rừng là ước mơ không chỉ của mình, ngay cả ở MoMo, công ty cũng đã nhiều lần nghiêm túc bàn về việc tạo ra 1 ứng dụng thúc đẩy chuyện trồng rừng tại Việt Nam. Trong năm 2020, mình bắt đầu thực hiện về việc nghiên cứu các phương án trồng rừng tại Việt Nam. Điều không bất ngờ, là tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam trong các năm qua TĂNG, nhưng chất lượng rừng GIẢM. Điều khiến mình khá ngạc nhiên, là có rất ít các tổ chức phi chính phủ tham gia vào các dự án trồng rừng. Không quá 2 bàn tay (thực tế là mình chỉ đếm được có 1 bàn tay). Biến đổi khí hậu thì đang tỉ lệ thuận với tình hình phá rừng.

Hiện trường một vụ phá hơn 40 ha rừng ở Bình Định năm 2017.

Anh đã bắt đầu dự án của mình như thế nào?

Một câu hỏi nảy sinh trong đầu mình lúc bắt tay vào nghiên cứu, là cần bao nhiêu cái cây để bù đắp đủ số Oxy mà chúng ta đã hít thở?

Đây là một câu hỏi thú vị, và thực tế thì phụ thuộc vào cái cây đó là cây gì. Nhưng đại khái thì bạn cần trồng 10 cái cây (lấy gỗ) mỗi năm để bù đắp số Oxy mà bạn đã tiêu thụ, và hấp thu lượng CO2 mà bạn đã thải ra.

Thời gian gần đây, khi bắt đầu chuyên tâm vào chuyện trồng rừng, mình bắt đầu kết nối với nhiều người bạn cùng chí hướng:

– Người muốn trồng, nhưng không có thời gian.

– Người có đất, nhưng không có ai trồng.

– Người đi trồng, nhưng tài chính hạn chế.

– Người có kỹ thuật, nhưng sức 1 người có hạn.

Bên cạnh đó, mình đang dần tìm kiếm các bạn quan tâm đến trồng rừng để cùng xây dựng một mạng lưới các cộng tác viên, tình nguyện viên để kết nối và điều phối nguồn lực trên cả nước.

– Khảo sát, đánh giá và giới thiệu các dự án trồng rừng thành công.

– Kết nối người có đất, người có tài chính, nhân sự trồng, chuyên gia kỹ thuật…v.v

– Giám sát, truyền thông, báo cáo tình hình…v.v

Bà con ở Thanh Hóa trồng rừng ngập mặn – dự án của CARE

Anh có lời gì cần nhắn nhủ với mọi người không?

“Các tổ chức có tư cách pháp nhân (NGO hoặc DNXH) nào đang có dự án liên quan đến trồng rừng có thể gửi thông tin về dự án và giấy phép về cho MoMo qua email [email protected] nhé .”

Biến đổi khí hậu đang cho chúng ta thấy hậu quả qua từng năm. Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng nhận thức được, vì miếng cơm manh áo con người hủy hoại đi “dung nhan” xinh đẹp của mảnh đất hình chữ S này. Nhưng cũng không phủ nhận, rất nhiều trái tim, nhiều “chiến binh” trẻ như anh Hoàng Đức Minh đang ngày đêm sục sôi lý tưởng phục hồi rừng, mặc lại chiếc áo màu xanh cho từng tấc đất. Vậy thì chúng ta hãy biến ý tưởng thành hành động.

Có thể là tranh biếm họa

Ngoài những dự án về môi trường, anh còn sở hữu rất nhiều tổ chức gây quỹ từ thiện như: Trái tim Momo, Heo đất Momo và hiện tại team của anh đã xây dựng được một cộng đồng quyên góp hàng tháng tăng 1000% sau 1 năm triển khai và vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn hàng tháng.

Chàng trai này thực sự quá nhiều năng lượng, quá nhiều tư duy cho những lý tưởng vô cùng cao đẹp. Anh luôn hành động thay vì cứ ngồi đó suy nghĩ mơ mộng. Đây là điểm chúng ta cần học hỏi từ anh. Chúc anh luôn thành công với những dự án ý nghĩa vì cộng đồng.

Cherry

You may also like

Để lại bình luận