Vũ Quỳnh Trang – Giải quyết bài toán vượt qua khủng hoảng tinh thần trong đại dịch covid-19 đối với ngành giáo dục

bởi Duyên Mỹ

Đại dịch COVID-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt đối với cấp học giáo dục mầm non. Việc duy trì, giữ chân giáo viên khi không có nguồn thu cũng là bài toán nan giải của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Giáo dục mầm non đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất

Thời gian qua, khi trẻ em mầm non nghỉ ở nhà để phòng chống dịch, do đặc thù cấp học, các trường không thể tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trực tuyến, không thu học phí. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong thời gian dài không có doanh thu từ nguồn học phí, trong khi đó vẫn phải chi trả tiền thuê nhà, mặt bằng, hỗ trợ chi trả lương cho nhân viên trực tại trường, một phần thu nhập cho giáo viên để ổn định cuộc sống và giữ chân họ khi trường học mở cửa trở lại. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập không thể trả lương cho người lao động khiến đời sống giáo viên hết sức khó khăn, nhiều giáo viên phải chuyển sang các công việc khác.

Ngay từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, mọi người còn đang hoang mang chưa biết phải làm gì ngoài việc “bó mình trong bốn bức tường, mơ về ngày nắng và những con đường”… khi đó tất cả các chủ trường mầm non “tạm thời” ngồi chờ tình hình và hy vọng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát để hoạt động trở lại.

Nhưng rồi 2 năm đã qua, dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành, và thật xót xa khi nhiều trường học ngoài công lập đã phải đóng cửa hoặc hạn chế phạm vi hoạt động để bảo toàn “tính mạng”, trong lúc đó chuỗi trường mầm non “Linh Trang – Khai Tâm – Hà Linh” dưới sự lãnh đạo tài năng của Giám đốc Vũ Quỳnh Trang giàu kinh nghiệm & tâm huyết đã nảy ra những ý tưởng mới chỉ trong thời gian ngắn của đợt lockdown đầu tiên năm 2020 để tiếp tục trụ vững sau nhiều đợt dịch.

Vũ Quỳnh Trang – Nhà sáng lập các thương hiệu trường Mầm Non Linh Trang, Khai Tâm, Hà Linh. Đồng thời là Chuyên gia tự động hóa quản trị trường mầm nonCoaching, tư vấn setup vận hành.

Trao đổi với phóng viên, Doanh nhân Vũ Quỳnh Trang chia sẻ:“ Đối mặt với các đợt nghỉ dịch 2 năm qua, mình cũng như rất nhiều chủ trường mầm non khác đều gặp khó khăn trong việc giữ trường, và việc trụ vững trong 2 năm qua trong khi rất nhiều trường mầm non khác đã giải thể là một sự nỗ lực rất lớn của mình và đồng đội. Năm đầu tiên của đợt dịch, nhà trường còn có thể hỗ trợ một chút cho các cô, nhưng từ đợt dịch tiếp theo, các chi phí vận hành và mặt bằng quá lớn khiến tài chính nhà trường lâm vào khủng hoảng, và việc làm thế nào để giữ chân nhân sự trở thành 1 vấn đề đau đầu cho tất cả các chủ trường mầm non, trong đó có mình. Rất may mình đã tranh thủ thời gian nghỉ dịch để cải tổ bộ máy và hình thức quản lý nhà trường, từ KPI sang mô hình quản lý nhân sự theo“đệ nhị thân”. Mình hiểu rằng, quản lý khó nhất là quản người, và quản người khó nhất là quản “tâm”, nhất là trong ngành giáo dục thì điều đó càng đúng, nên Trang tập trung cải tiến quản lý theo hướng kết nối tinh thần của toàn bộ nhân sự.

Kết hợp những kiến thức đã được học trong các khóa học đỉnh cao cùng kinh nghiệm thực tế của bản thân, Trang đã xây dựng hoàn chỉnh mô hình quản lý đệ nhị thân dành riêng cho Linh Trang – Khai Tâm – Hà Linh, và điều tuyệt vời là nhân sự của mình hiểu – thương và đồng hành, ủng hộ.”

Mô hình “Đệ nhị Phân” hay còn gọi là “Vòng tròn đệ Nhị Thân” được hiểu nôn na là: Tập chăm sóc đồng đội, hỗ trợ liên kết, cách xây dựng đội ngũ, xây dựng tổ chức,…

Cơ chế vận hành là: Người A hỗ trợ người B, người B hỗ trợ người C, người C hỗ trợ người D, người D hỗ trợ người E. Tạo thành một vòng tròn khép kín liên kết chặt chẽ và không hỗ trợ ngược lại. Không chỉ hỗ trợ trong chương trình học, công việc mà còn hỗ trợ những nỗi niềm trong cuộc sống, sẵn sàng nâng đỡ đồng đội.

“Từ khi áp dụng mô hình này, mình cảm thấy rất hiệu quả vì giải quyết các vấn đề nan giải trong hoàn cảnh hiện nay. Trong khi các trường khác gặp khó khăn vì không có nhân sự, thì đối với trường mình các nhân sự vẫn rất ổn định và hoạt động tốt. Trừ một số trường hợp, các cô giáo phải nghỉ dạy do đi sinh hoặc lập gia đình chuyển sang nơi khác. Ngoài ra, một số giáo viên còn lại vẫn đồng hành, chia sẻ khó khăn với nhà trường, và mình rất biết ơn các cô về điều đó”, Vũ Quỳnh Trang chia sẻ thêm.

Trong dịch Covid-19, Doanh nhân Vũ Quỳnh Trang đã mang “trái tim yêu thương lan tỏa trong đại dịch”, cô coi thời gian nghỉ dịch là thời gian vàng để các ngôi trường tái cơ cấu và các cô giáo, chủ trường hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cho bản thân, chính vì vậy cô đã liên tục mở các lớp học chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho các chủ trường để bứt phá sau mùa dịch. Đồng thời cũng thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo nội bộ để nhân sự nâng cao trình độ chuyên môn mà không hề “giấu nghề”, “giấu kinh nghiệm”.

Suốt 2 năm đại dịch, Doanh nhân Vũ Quỳnh Trang vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan, tình yêu thương với trẻ em và tâm huyết với ngành giáo dục. Sự lạc quan và tình yêu thương lan tỏa ấy có một phần xuất phát từ sự vượt khó của bản thân gắn với sự chia sẻ, cảm thông trước khó khăn, mất mát đối với tất cả mọi người cả về tài chính và tinh thần trong mùa dịch. Với tinh thần lạc quan đó đã lan tỏa đến nhiều giáo viên, nhiều chủ trường mầm non giúp họ có thêm động lực để tiếp bước trên sự nghiệp giảng dạy của mình.

Đối mặt với khủng hoảng mùa dịch 2 năm qua, “đệ nhị thân” là 1 sự thay đổi phù hợp của “Linh Trang – Khai Tâm – Hà Linh” nói riêng và rất có thể sẽ là “chìa khóa” với nhiều ngôi trường mầm non khác vượt qua khủng hoảng, bởi rất nhiều trường mầm non được chị chia sẻ về mô hình này trong các khóa đào tạo đã bước đầu áp dụng thành công. “Khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến ngày một phức tạp hơn, hoặc thậm chí không phải là dịch bệnh mà có thể là bất kỳ một khủng hoảng nào khác, chỉ những doanh nghiệp chuyển đổi đủ nhanh mới có thể tồn tại và sống sót” – Vũ Quỳnh Trang nêu nhận định.

Chí Vỹ

You may also like

Để lại bình luận