Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh: “Nội lực đóng vai trò quyết định”

bởi Thuỷ Tiên

Ông Trần Tuấn Anh là Bộ trưởng Bộ Công thương, trở thành Ủy viên Bộ Chính trị vừa được bầu tại Hội nghị thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào hôm 31/1. Sáng ngày 6/2, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Quyết định phân công đối với ông Trần Tuấn Anh được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng. Ông Trần Tuấn Anh là một trong 18 ủy viên Bộ Chính trị và là một trong 3 ủy viên Trung ương Đảng lần đầu được bầu vào Bộ Chính trị vừa được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Ông Trần Tuấn Anh sinh ngày 6/4/1964 vào Đảng ngày 29/11/1996 có quê quán tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi; trình độ lý luận chính trị cao cấp; trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Kinh tế, Cử nhân Ngoại giao. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII; Bộ trưởng Bộ Công Thương; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương (kiêm nhiệm); Đại biểu Quốc hội: Khóa XIV. Từ tháng 5/2008 – 8/2010: Ông là Thành ủy viên, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ; từ tháng 8/2010 – 1/2016: là Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. 

Trải qua các vị trí bên hành pháp, ông dường như là mẫu người hành động thực tế hơn là lý thuyết. Tuy nhiên, từng là Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp, nên có lẽ công việc tham mưu, tổng hợp là quen thuộc với ông. Như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói: Nhiệm kỳ Đại hội 13 là một dấu mốc, một bước chuyển hết sức quan trọng, làm tiền đề cho các nhiệm kỳ tiếp theo để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì thế, những chủ trương, chính sách mà Đảng giao nhiệm vụ cho Ban, hay được chủ động triển khai tại Ban sẽ rất quan trọng để tạo “bước chuyển” trong phát triển đất nước.

Trong nhiệm kỳ tới đây, ông Trần Tuấn Anh và các đồng nghiệp ở Ban giúp giải quyết, xử lý được những “nguyên nhân hạn chế, yếu kém” được nêu trong Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, xây dựng chiến lược 2021 – 2030 là điều đáng mừng cho đất nước.

Theo đó, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém là do: “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở một số nội dung còn chưa thực sự sâu sắc, thống nhất, nhất là vấn đề quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, sở hữu đất đai, phân bổ nguồn lực, mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và bền vững, vai trò của DN nhà nước, kinh tế tập thể, hợp tác xã, DN tư nhân…Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa đầy đủ, hiện đại, hội nhập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển”.

Tân Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Để có thể vượt qua khó khăn, thử thách và tạo được bứt phá trong phát triển, cần quán triệt tinh thần chung: “Ngoại lực là quan trọng, nhưng nội lực đóng vai trò quyết định”. Nói cách khác, trước khi chờ đợi sự thuận lợi từ bên ngoài thì thành, bại phụ thuộc vào chính sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp, phụ thuộc vào tài “cầm cương” của người lãnh đạo, sự tận tụy của cán bộ, công chức Nhà nước. Tóm lại là cần có con người tốt và một môi trường thể chế tốt.

Những vấn đề phát triển còn nhiều hơn nữa đang được Đảng và đòi hỏi của đất nước đặt ra. Khi làm Bộ trưởng Công thương, ông Trần Tuấn Anh đã có nhiều kinh nghiệm về hội nhập, mở rộng thị trường cho hàng Việt Nam xuất khẩu, cải cách thể chế. Với kinh nghiệm đó, tân Trưởng Ban Kinh tế được kỳ vọng không nhỏ để giúp tháo gỡ những điểm nghẽn phát triển.

Thủy Tiên

Để lại bình luận